Hướng dẫn cách kết trái cây đám cưới cực đẹp mà dễ thực hiện nhất

Chuẩn bị một dĩa trái cây chưng bàn thờ gia tiên ngày cưới là điều mà mỗi gia đình cần phải lưu ý. Sự xuất hiện của một đĩa trái cây đầy đủ, tươm tất kết hợp cùng hai bình hoa sẽ giúp cho không gian thờ cúng tổ tiên thêm trang trọng, uy nghiêm. Vậy đâu là các loại trái cây trưng bàn thờ ngày cưới và ý nghĩa sâu xa của chúng ra sao?


Nội Dung Bài Viết

Các loại trái cây chưng bàn thờ ngày cưới và ý nghĩa sâu xa.Trái cây ngũ quả bao gồm những loại quả nào?
Trái cây ngũ quả trên bàn thờ ông bà và mâm ngũ quả có gì khác nhau?

Việc chuẩn bị trái cây chưng bàn thờ ngày cưới có nguồn gốc từ phong tục chưng trái cây trên bàn thờ vào các ngày rằm, ngày Lễ Tết, giỗ… Trong ngày này, mỗi gia đình cần chuẩn bị một mâm trái cây ngũ quả cùng những lễ vật khác để thắp nhang dâng lên bàn thờ ông bà. Thế hệ con cháu làm việc này như một cách thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà tổ tiên. Đây chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của người Việt.

Bạn đang xem: Cách kết trái cây đám cưới

Bạn đang xem: Cách kết trái cây đám cưới

“Ngũ” tức là năm. Ngũ quả là 5 loại trái cây khác nhau được bày biện đẹp mắt để kính dâng lên tổ tiên. Chọn số 5 (năm) là dựa trên quan niệm của người Phương Đông, tượng trưng cho ngũ hành trong vũ trụ, gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo thuật phong thủy, ngũ hành tương ứng với 5 màu sắc khác nhau là: Kim (kim loại): gồm màu sáng và những sắc ánh kim; Mộc (cây cỏ): màu xanh, màu lục; Thuỷ (nước): màu xanh biển sẫm, màu đen; Hỏa (lửa): màu đỏ, màu tím; Thổ (đất): màu nâu, vàng, cam.

Con số 5 cũng thể hiện ước muốn của người Việt mong đời sống đạt được “ngũ phúc lâm môn” bao gồm: “Trường Thọ”, “Phú Quý”, “Khang Ninh”, “Hảo Đức” và “Thiện Chung”. Ngoài ra, con số 5 còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng lâu đời của dân tộc Việt. Ví dụ, theo đạo Phật thì có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đối với Đạo Lão là ngũ hành. Còn Đạo Khổng là ngũ thường.

Vậy tại sao người Việt không chọn 5 loại yếu tố khác mà lại chọn hoa quả, trái cây? Lý giải cho điều này, một số chuyên gia phong thủy cho rằng người xưa quan niệm hoa quả thường có chùm, có múi, hoặc bên trong quả lại bao bọc nhiều hạt. Vì vậy, trái cây là hình ảnh biểu tượng mang nhiều ý nghĩa tốt. Thờ cúng tổ tiên với hoa quả là thể hiện mong ước: Trong công việc thì phát triển rực rỡ, sinh sôi nảy nở; Trong đời sống thì con cháu đủ đầy, hạnh phúc viên mãn.

Nhìn chung người Việt có sự thống nhất khi cùng chọn 5 loại trái cây để thờ cúng ông bà. Nhưng ở mỗi miền, cách chọn trái cây lại khác nhau. Điều này thể hiện quan niệm tâm linh của người dân địa phương, qua đó tạo nên nét đặc trưng riêng cho từng miền.

Trên bàn thờ ông bà của người miền Bắc thường có các loại quả phổ biến như: Chuối xanh, bưởi, phật thủ, hồng xiêm, đào, quýt/quất, trứng gà (trái lekima), đu đủ,… Người miền Bắc thường trình bày như sau: Nải chuối được đặt bên dưới cùng, quả bưởi đặt lên trên sao cho nải chuối ôm trọn quả bưởi. Những loại quả còn lại thì sắp xếp xen kẽ sao cho hài hòa về bố cục và màu sắc.

Trên bàn thờ ông bà của người miền Trung thường là những loại quả có sẵn tại địa phương. Bởi người miền Trung vốn “trọng lễ nghi khinh vật chất” nên không cầu kỳ như nhiều miền khác. Các loại trái cây thường thấy trên bàn thờ của người miền Trung là: Thanh Long, chuối, mãng cầu, xoài, dưa hấu, thơm (dứa), dừa, cam, quýt, sung, đu đủ… và một số loại quả khác tùy theo từng gia đình. Cách trình bày trái cây ngũ quả của người miền Trung cũng không cầu kỳ, chủ yếu theo lệ “có gì cúng nấy”. Người miền Trung quan trọng về sự thành tâm đối với tổ tiên nên cách bày trí tùy theo thẩm mỹ của mỗi người.

So với miền Bắc và miền Trung, trên bàn thờ ông bà của người miền Nam khá cầu kỳ và kén chọn. Các loại trái cây xuất hiện trên bàn thờ dân miền Nam phải có tên hay, ý nghĩa tốt, bao gồm cả cách đọc lái. Vì vậy có nhiều loại trái cây người miền Bắc và miền Trung ưa chuộng nhưng dân miền Nam lại cấm kỵ. Ví dụ: Chuối đọc thoáng nghe giống “chúi” trong nghĩa “chúi nhủi”, tức là làm ăn không khá lên được. Trái Lê thì mang nghĩa là lê lết, bèo nhèo, khổ sở. Cam, quýt cũng kiêng kỵ để tránh tai bay vạ gió bởi có câu “Quýt làm Cam chịu”. Do vậy mà trái cây ngũ quả của người miền Nam thường có tên gọi lạ lạ, hay hay như “cầu sung vừa đủ xài”, nghĩa là: Mãng cầu, sung, dừa (vừa), xoài (xài).

Đối với việc chưng trái cây trên bàn thờ ông bà vào ngày cưới và ngày thường là không có sự khác nhau. Đặc biệt là đối với người dân miền Trung, thường ngày thờ cúng ông bà với những loại trái cây nào thì ngày cưới cũng như vậy mà làm. Ngoài ra, còn tùy theo từng gia đình mà ngày cưới có thể chọn những loại trái cây đặc biệt hơn (có thể hiểu là mắc tiền hơn) để thờ cúng ông bà. Bởi vì hôm đó còn có sự tham dự của bà con hai họ nên sửa soạn một ít trái cây đắt tiền cũng khá hợp lý. Tuy nhiên điều này là không bắt buộc.

Đối với người miền Nam, cần phân biệt được mâm ngũ quả dĩa trái cây ngũ quả. Dĩa trái cây ngũ quả tức là một cái dĩa trong đó bày biện 5 loại trái cây, dĩa này được chuẩn bị để chưng trên bàn thờ ông bà. Còn mâm ngũ quả phải được hiểu là mâm quả trái cây là một trong các món sính lễ Cưới Hỏi. Mâm quả trái cây sẽ do nhà trai mang đến trao tặng cho nhà gái hôm tổ chức đám cưới, đám hỏi.

Đối với người miền Bắc, cần phân biệt được mâm ngũ quảtráp hoa quả. Người miền Bắc gọi mâm ngũ quả thì có nghĩa là dĩa trái cây trên bàn thờ ông bà theo người miền Nam. Còn người miền Bắc gọi tráp hoa quả thì đó mới là sính lễ trong bộ tráp cưới hỏi mà nhà trai mang sang nhà gái.

Vậy thắc mắc của chúng ta tại đây nên là: Trái cây chưng bàn thờ ông bà và trái cây để làm sính lễ cưới hỏi thì có gì khác nhau? Thực tế là sẽ khác nhau khá nhiều. Bởi vì một bên là chuẩn bị trái cây để thờ cúng ông bà tổ tiên nhà mình, xem như là nội bộ trong gia đình; Và một bên là chuẩn bị trái cây để làm sính lễ, tức là quà tặng cho nhà gái. Mà đã là quà tặng thì luôn cần phải chu đáo, chỉn chu, chất lượng hơn, hay nôm na là đắt tiền hơn.

Trong mâm ngũ quả sính lễ cưới của người miền Nam thường sử dụng các loại quả sau: Thanh Long, Nho Mỹ, Táo Mỹ, Xoài, Mãng Cầu (tức quả Na). Một số gia đình còn chọn thêm các loại trái cây nhập khẩu như: Cherry, Kiwi…

Trong tráp hoa quả sính lễ cưới của người miền Bắc thường sử dụng các loại quả sau: Thanh Long, Nho Mỹ, Bưởi, Táo Mỹ, Cam, Xoài, Na (trái Mãng Cầu),… Hoặc nhiều gia đình còn chọn thêm Lê, Quýt…

Như vậy, có thể thấy so với các loại trái cây thờ cúng ông bà thường ngày có cả chuối, đu đủ, dừa, sung,… thì trái cây để chọn làm sính lễ ngày cưới có phần chất lượng và đắt tiền hơn.

Nếu ngày thường trong gia đình ai lo việc thờ cúng ông bà sẽ người chuẩn bị trái cây ngũ quả ngày cưới. Bình thường người đảm nhận công việc là mẹ Cô Dâu (bên nhà gái), hoặc mẹ Chú Rể (bên nhà trai).

Nếu như gia đình đã đặt dịch vụ trang trí gia tiên chuyên nghiệp để lo các việc như: cổng hoa, bàn ghế hai họ, phông màn, bàn thờ gia tiên… thì có thể nhờ trang trí trái cây cho bàn thờ ông bà luôn. Vừa thuận tiện cho người trong nhà, không phải bận tâm lo những việc lặt vặt mà mọi thứ vẫn được chuẩn bị chu đáo đâu vào đấy.

Xem thêm: Lưu ý khi tổ chức đám cưới trên biển, 10 kinh nghiệm tổ chức đám cưới ở biển “không

Dianthus Wedding Decor là đơn vị chuyên Sản Xuất, Thi Công và cung cấp Dịch Vụ Trang Trí Cưới Hỏi & Sự Kiện bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài Trời, Trang Trí Tiệc Cưới Phương Xa. Về thành tích, cho đến nay Dianthus Wedding Decor đã may mắn được 03 cặp đôi tỷ phú và triệu phú Ấn Độ giao trọng trách thi công trang trí các “siêu Đám Cưới” của họ tại Phú Quốc Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Dianthus Wedding Decor còn nhận được sự tin tưởng của giới nghệ sĩ, doanh nhân trong nước như Hoa Hậu Hương Giang, Trương Nam Thành, Kim Chi The Face,…

DỊCH VỤ TRỌN GÓI: TRANG TRÍ GIA TIÊN TRANG TRÍ TIỆC CƯỚI TIỆC CƯỚI NGOÀI TRỜI TIỆC CƯỚI PHƯƠNG XA

DỊCH VỤ KHÁC:

MÂM QUẢ CƯỚI HỎI LONG PHỤNG TRÁI CÂY TRANG TRÍ XE HOA HOA CƯỚI CẦM TAY CỔNG HOA CƯỚI HỎI BACKDROP TIỆC CƯỚI BACKDROP SÂN KHẤU BÀN GALLERY TIỆC CƯỚI LỐI ĐI SÂN KHẤU

GIỚI THIỆU TÓM TẮT

Thương hiệu Dianthus Wedding Decor hoạt động kể từ 2013 là đơn vị chuyên sản xuất, thi công và cung cấp các dịch vụ Trang Trí Cưới Hỏi bao gồm các dịch vụ như Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài Trời, Trang Trí Tiệc Cưới Phương Xa.

Dành sự tập trung để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trang trí giúp cho Dianthus Wedding Decor có thể đáp ứng nhiều yêu cầu đa dạng liên quan đến Trang Trí Tiệc CướiSự Kiện.

OFFICE

S205-2217 Vinhomes Grand Park, TP. Thủ Đức (+84)-917-489-600 Giờ hoạt động: 9AM – 8PM

KHO & XƯỞ
NG

157/13/4 Nguyễn Gia Trí (D2 cũ), P. 25, Q. Bình Thạnh (+84)-917-489-600 Giờ hoạt động: 9AM – 8PM

TRUY CẬP NHANH

TUYỂN DỤNG, TRANG TRÍ NHÀ LỄ GIA TIÊN, BẢNG GIÁ DỊCH VỤ TRANG TRÍ NHÀ LỄ GIA TIÊN, TRANG TRÍ TIỆC CƯỚI, TIỆC CƯỚI NGOÀI TRỜI, CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

CHỦ ĐỀ

LỄ CƯỚI, LỄ ĐÍNH HÔN, LỄ DẠM NGÕ, BACKDROP, BÀN GALLERY, MÂM QUẢ CƯỚI, THẢO ĐIỀN VILLAGE, HOA CƯỚI

Các mẫu quần vải cạp cao đẹp
Công dụng của bột ca cao15 món quà tặng sinh nhật cho bạn gái ý nghĩa, đáng yêu nhất
Lăn khử mùi old spice nữ

Cách xếp mâm quả đám hỏi.Mâm quả đám hỏi gồm những gì?


*

Muốn biết được cách xếp mâm quả đám hỏi thì phải hiểu được mâm quả sẽ bao gồm những gì, ý nghĩa của từng mâm quả đó là như thế nào. Đất nước ta có ba vùng miền chính là Bắc, Trang Nam. Mỗi miền có những quan niệm, những phong tục tập quán khác nhau. Tuy nhiên, dù là miền nào thì mâm quả cưới theo truyền thống sẽ bao gồm sáu tráp chính là trầu cau, mâm quả bánh phu thê, mâm quả trái cây, mâm quả trà rượu, mâm quả xôi gấc và mâm quả lợn quay.

Thứ tự của từng mâm quả cưới sẽ lần lượt như sau:

Tráp trầu cau: Trầu cau sẽ được xếp ở vị trí đầu tiên trong tất cả các mâm quả sính lễ.Tráp trà và rượu: Mâm quả này xếp ở vị trí thứ hai sau tráp trầu cau.Tráp trái cây: Mâm quả này sẽ xếp vị trí thứ ba và thường sẽ được kết theo hình tháp, hình trái tim hoặc hình long phụng tùy thuộc vào ý muốn của từng gia đình.Tráp xôi gà: Mâm xôi gà được xếp vị trí thứ 4. Xôi thường sẽ được tạo hình trái tim, gà luộc đặt ở vị trí trung tâm của mâm quả.Tráp lợn quay: Mâm quả này được xếp ở vị trí cuối cùng trong tráp cưới.

Gợi ý trang trí mâm quả đám hỏi

Ăn hỏi là ngày lễ trọng đại của mỗi người, bởi vậy ai cũng đều mong mọi thứ thật đẹp đẽ, chu toàn. Mâm quả cưới là lễ vật không thể thiếu trong đám hỏi và cần phải được chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận. Sau khi đã biết cách xếp mâm quả đám hỏi theo thứ tự như nào rồi, việc tiếp theo đó là trang trí cho từng mâm quả sao cho thật đẹp mắt và đầy thành ý.

*

Trang trí mâm quả trầu cau

Tráp trầu cau rất quan trọng, bởi vậy cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về thời gian và công sức.Trầu cau chọn những quả bánh tẻ xanh mướt, bóng đẹp, rồi sau đó xếp theo nguyên tắc một quả sẽ đi kèm với hai lá trầu. Thông thường, người miền Nam sẽ lựa chọn buồng cau 105 trái trong ngày cưới hỏi với ý nghĩa hạnh phúc trăm năm. Cùng với đó sẽ cần 210 lá trầu tươi mới, xanh đẹp. Cách sắp xếp thường thấy nhất đó là lá trầu được để vòng quanh mâm quả, tùy vào đường kính của mâm lớn hay nhỏ mà bạn sẽ xếp lớp lá dày, mỏng khác nhau. Xếp hết lá trầu xung quanh, ở giữa mâm quả sẽ đặt buồng cau. Trên mỗi quả cau có thể dán những chữ decan nhỏ để thêm sinh động và cuối cùng là thắt nơ hồng hoặc đỏ bên ngoài.

Trang trí mâm quả trà rượu

Đối với mâm quả này, 1 cặp trà sẽ đi kèm với 1 cặp rượu. Để giữ chặt trà và rượu, bạn có thể sử dụng băng dính trong để cuốn hai chai rượu với nhau và hai hộp chè với nhau. Sau đó dùng giấy bóng kính gói từng loại lại và thắt nơ đẹp mắt ở bên trên, xếp ngăn ngắn vào mâm quả.

Trang trí mâm quả bánh ngọt

Cách xếp mâm quả đám hỏi ở miền Nam thường sử dụng 105 chiếc bánh phu thê cho mâm quả này. Xếp mâm bánh ngọt cần bạn khéo léo một chút. Ở chính giữa, bạn xếp thành 2 hàng mỗi hàng có 6 chiếc bánh; hai bên là 2 hàng, mỗi hàng sẽ gồm 5 chiếc bánh; ngoài cùng cũng chia làm 2 hàng, mỗi hàng có 3 bánh. Sau đó sẽ xếp những chiếc bánh này chồng lên trên theo hình tháp. Nếu chưa làm quen, có thể trong một hai lần đầu việc xếp bánh có thể sẽ không đẹp như ý, bạn hãy kiên nhân và khéo léo xếp lại thêm vài lần sẽ đẹp hơn. Để những chiếc bắt mắt hơn, bạn nên dán decan chữ Hỷ vào từng chiếc nhé.

Trang trí mâm quả trái cây

Trái cây trong mâm quả tùy vào sở thích và ý tưởng của bạn để lựa những quả phù hợp. Lưu ý là không nên chọn quả quá to vì sẽ mất diện tích và khó sắp xếp đẹp mắt. Nguyên tắc chung khi xếp mâm quả này là bạn nên để những quả to và cứng ở dưới, những quả nhỏ, mềm dễ bị dập nát sẽ được ưu tiên xếp bên trên hoặc xen kẽ các quả nặng.

Trang trí mâm quả xôi gấc

Thông thường, xôi gấc trong đám hỏi sẽ được tạo hình trái tim và phủ lớp đậu xanh ở bên trên để tạo thành chữ Hỷ. Trong một mâm quả xôi, bạn xếp 5 tim xôi và đặt gà luộc ở giữa. Nếu không có gà luộc thì có thể thay thế bằng một tim xôi nữa ở giữa. Xôi và gà là thực phẩm không để được lâu, có thể sử dụng để ăn ngay vì vậy bạn sử dụng lót lớp giấy bóng phủ bao quanh để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhé.

Trên đây là cách xếp mâm quả đám hỏi cơ bản nhất theo phong tục truyền thống của người Việt. Tùy vào vùng miền, vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình mà quy định số lượng các tráp cưới hỏi khác nhau. Tùy vào sự khéo léo và óc sáng tạo của từng người sẽ có cách sắp xếp, trang trí mâm quả sao cho đẹp mắt và phù hợp nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.